Thành phần dinh dưỡng - Công dụng của yến sào

Yến sào là một bổ phẩm giàu protein, các axit amin, khoáng vi lượng, có tác dụng bồi bổ trí não, nâng cao thể chất và tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.

Ngày đăng: 03-03-2014

3,700 lượt xem

Yến sào là một bổ phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy được công dụng của món "bát trân" này, chúng ta cần một cái nhìn toàn cục và thấu đáo hơn.

  

Các loại yến sào chính

Yến sào là tổ của con chim yến. Yến sào tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia,Thái Lan, Việt Nam...), bao gồm yến đảo (sống tự nhiên trong các hang động ở đảo, bao gồm huyết yến, hoàng yến và quang yến ) và yến nhà (được dẫn dụ và nuôi trong nhà yến). 

 

Các loại yến sào chính

Các loại yến sào chính

 

Gần đây, giới khoa học cũng bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn về chất lượng của yến nuôi trong nhà. Các nhận định ban đầu đều khẳng định yến nuôi cho chất lượng tương đương với yến đảo, ít lẫn tạp chất, lại có các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng hơn (môi trường sống trong nhà yến kiểm soát được).

Yến sào được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân), xưa kia chỉ có vua chúa mới được ăn món này. Ngày nay,do sự bùng nổ thông tin, kiến thức về nuôi dưỡng yến sào đã được phổ biến nên yến sào đã trở nên phổ biến hơn, giá của tổ yến cũng trở nên rẻ hơn,  những người với mức thu nhập trung bình cũng  đã có thể ăn món ăn có giá trị dinh dưỡng  cao này

 

Thành phần dinh dưỡng của yến sào.

Các phương pháp phân tích hiện đại ngày nay đã xác định được  thành phần trong tổ yến, cho thấy trong thành phần yến sào có chứa hàm lượng đạm - protein rất cao (45-55%), bao gồm 8 loại axit amin thiết yếu: Valine (4.12 %), Leucine (4.56 %), Isoleucine (2.04 %), Threonine (2.69 %), Methionine (0.46 %), Phenylalanine (4.50 %), Lysine (1.75 %), Trytophan (0,7%), (các axit amin này cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải hấp thụ trực tiếp từ thức ăn); và chứa các loại axit amin khác cần thiết cho cơ thể như: Axit aspartic (4.69 %), Histidine (2.09 %), Glycine  (1.99 %), Cystine (0.49%), Cystine    (0.49%), Alanine (1.4%), Serine (1.87%), Proline (5.27 %),  Tyrocine (3.58%), Glutamic,…                                                                                    

Bên cạnh đó yến sào còn có chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như :  Cu (5.87%), Fe (27.9%), Zn (1.88%) và chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: mangan, brôm, đồng, kẽm, se-len,…

Thành phần dinh dưỡng và công dụng của yến sào

Bảng kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của yến sào

 

Công dụng của yến sào

Về công dụng của yến sào đối với con người: Chúng ta cần tìm hiểu một cách khoa học các thông tin chi tiết về tác dụng các axit amin thiêt yếu và không thiết yếu có trong thành phần của yến sào theo các tài liệu nghiên cứu của giới chuyên gia dinh dưỡng, y học  trong nước cũng như nước ngoài:

1. Valine

Valine là axit amin cần thiết cho quá trình trao đổi chất và quá trình phục hồi của các cơ và mô cơ, giúp hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường glucose có trong cơ thể.

2. Leucine

Leucine là loại amino acid duy nhất có khả năng điều hòa sự tổng hợp protein của cơ. Leucine được phát hiện là có khả năng làm giảm sự thoái hoá mô cơ. Loại acid amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.

3. Isoleucine

Loại acid này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

4. Threonine

Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin – hai chất liên kết các tế bào trong cơ thể. Collagen và Elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chẳng, gân các mô cơ và da, làm cho các mô cơ, cơ của thành mạch máu và da lấy lại hình dáng ban đầu sau khi co giãn.

5. Methionine

Methionine là acid amin chứa lưu huỳnh có tác dụng bảo vệ đặc hiệu tế bào gan, ngoài ra nó còn có tác dụng chống nhiễm độc. Methionine còn được dùng như một yếu tố ngăn ngừa tế bào gan thoái hóa mỡ. Axít amin này đặc biệt cần thiết cho phát triển cơ bắp vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo, đồng thời tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam. Ngoài ra, menthinine hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan.

 6. Phenylalanine

Phenylalanine là một acid amin có chức năng làm giảm đau, chống trầm cảm, bồi bổ cho não, làm thần kinh hưng phấn và tăng cường trí nhớ, tác động trực tiếp đến não bộ.

7. Lysine

Nhiệm vụ quan trọng nhất của lysine là giúp khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, lysine còn có tác dụng giúp phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật; nó còn tổng hợp các hormone, enzym, và giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin. Lysine cũng cho nhiều hứa hẹn trong việc chữa trị ung thư.

8. Tryptophan

Tryptophan có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng. Thiếu triptophan gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, suy giảm trí nhớ và dễ cáu giận.

9. Axit aspartic

Axit aspartic  là tiền chất của bốn axit amin thiết yếu ở người là methionin, threonin, isoleucin, và lysin. Aspartate kết hợp với Arginine và Omithine giúp giải độc gan, trung hòa lượng amoniac dư thừa trong cơ thể,

10.  Histidine

Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp, hình thành màng chắn myelin, bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa.

11. Glycine

Glycine có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

12. Glutamic

Acid glutamic tham gia tích cực vào quá trình chuyển hoá đạm. Một trong những tính chất của nó là góp phần bài xuất các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hoá đạm ra khỏi cơ thể

13. Cystine có nhiều trong cấu trúc xương ,các mô liên kết, da và tóc

14. Alanine giữ vai trò quan trọng trong chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ

15. Serine có vai trò rất quan trọng  trong chức năng xúc tác hình thành các enzym


Đặc biệt trong tổ yến còn có L-arginine với hàm lượng cao(11,4%) – có chức năng gia tăng lượng kích thích tố tăng trưởng HGG, làm nhanh quá trình hồi phục các tổn thương phần mền, điều hòa lưu thông tuần hoàn, cải thiện các rối loạn chức năng tình dục rất tốt đối với  đàn ông cũng như phụ nữ, nó giữ vai trò chính trong việc điều hòa chức năng tình dục.

Các khoáng chất như :  Cu , Fe , Zn cần thiết cho cơ thể và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Tổ Yến giàu canxi và sắt, các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan,brôm,đồng, kẽm, có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Tổ yến chứa đạm cao nhưng luợng mỡ lại rất thấp (0 - 0.13%), phù hợp cho những người ăn kiêng và rèn luyện thể dục thể thao.

Có thể nói,  yến sào thực sự là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng. Người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ, trẻ em, những người làm các nghề cần giữ giọng (MC, ca sĩ, diễn viên…), vận động viên,… đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe.Chúng ta có thể xem thêm về công cụng của yến sào theo các chuyên mục chi thiết sau:

Công dụng của yến sào đối với trẻ sơ sinh & trẻ em

Bằng cách thúc đẩy hệ thống tuần hoàn máu, yến sào thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển não bộ của trẻ, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
 

Công dụng của yến sào đối với phụ nữ mang thai

Yến sào cung cấp các dưỡng chất giúp làm giảm mệt mỏi, thúc đẩy phục hồi cho người mẹ sau khi sinh và cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thai nhi, giúp cho thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và não bộ.

Công dụng của yến sào đối với người cao tuổi và người bệnh

Bên cạnh việc tăng cường chức năng thận và phổi, yến sào có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường khả năng của hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch và làm sạch đờm. Ăn yến sào còn tốt cho não bộ, chống bệnh mau quên của người già.

 

Công dụng của yến sào đối với phụ nữ làm đẹp

Yến sào giúp phục hồi và duy trì được độ dàn hồi các mô cơ, và các mô biểu bì, các cơ thành mạch máu, ngăn chặn quá trình lão hóa sớm bằng cách trẻ hóa tế bào, làm làn da trẻ trung và rạng rỡ.

Công dụng của yến sào đối với sức khỏe tình dục

Cung cấp cho cơ thể một lượng yến sào thường xuyên giúp cải thiện chức năng cơ quan nội tạng và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ bắp, điều hòa lưu thông tuần hoàn và cải thiện sức khỏe tình dục.

 

Để được tư vấn thêm xin hãy gọi cho tôi theo số: 0989 607050 –Mr. Nghiêm

 

Mời bạn >CLICK vào đây< để xem sản phẩm yến sào Nhật Hoàng


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật

    0989 607050

  • Hổ trợ bán hàng

    093 8501969

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 308,151

Đang online1

Fanpage

Nhà yến Bình Dương

Nhà nuôi yến Bình dương